Để trả lời cho câu hỏi nhóm nguyên liệu pha chế bao gồm những loại nào? Tác dụng và nguồn gốc ra đời của chúng? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc chung đó của rất nhiều người. Dù bạn chỉ pha chế đồ uống tại gia hay đã theo nghề Bartender, Barista thì đều cần phải biết rõ những nguyên liệu dùng trong pha chế. Hãy cùng Mekong Xuân Phúc tìm xem 4 nguyên liệu này là gì nhé!
Có nhiều loại đồ uống như trà, trà sữa, cafe, cocktail… đang ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích. Nhưng bạn có biết rằng muốn trở thành một Barista, Bartdender chuyên nghiệp, muốn có một quán cafe, trà sữa kinh doanh đồ uống thì bạn cần gì không? Việc đầu tiên bạn cần chính là tích lũy cho mình những kiến thức về pha chế, đặc biệt là nguyên liệu pha chế. Bởi nhân viên Pha chế là người kết hợp các nguyên liệu để cho ra thức uống hấp dẫn, nếu không nắm được nguyên liệu, bạn sẽ không thể làm việc được. Vậy nguyên liệu pha chế gồm những gì?
Trà và cà phê chắc chắn là loại trong nhóm nguyên liệu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay rồi. Tuy nhiên nói về nguồn gốc ra đời cũng như những công dụng đặc biệt thì có lẽ vẫn còn rất ít người biết đến.
Trà (hay chè) là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Nó làm bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè (Camellia sinensis) vào nước sôi từ vài phút đến vài giờ. Lá chè có thể được oxy hóa (ủ để lên men), sấy rang, phơi, hay pha thêm các loài thảo mộc khác như hoa, gia vị, hay trái cây khác trước khi chế vào nước sôi
Nước trà còn là nguồn caffein, theophylline và chất chống oxy hóa (antioxidant) tự nhiên và gần như không có mỡ, carbohydrate, hay protein cho nên rất tốt cho sức khỏe con người. Nước trà có mùi thơm, tuy nhiên lại có vị hơi đắng và chát.
Thường thì chúng ta sẽ chia ra thành 4 loại trà chính: Trà Đen, Trà Trắng, Trà Ô Long và Trà Xanh.
Cà phê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp café /kafe) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê cũng là nhóm nguyên liệu cực kỳ phổ biến với mỗi của nhân viên pha chế cho đến cửa hàng giải khác. Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên Ấn Độ Dương Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.
Trong cà phê có rất nhiều caffeine là một chất có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể, đồng thời các loại khoáng chất và hợp chất có lợi cũng đem lại cho người uống cafe thường xuyên nhiều lợi ích.
Nói về tác động có lợi của cà phê, người ta có thể kể ra hàng loạt hạng mục như: Chống buồn ngủ, giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn, ngăn ngừa ung thư, lão hóa, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp, giảm cân,… Và rất nhiều lợi ích khác.
Tuy nhiên những lợi ích trên chỉ có được khi uống ở một lượng vừa phải, trung bình từ 2 đến 3 hoặc 5 cốc cà phê 1 ngày. Nếu quá lạm dụng cafe, nó cũng có thể khiến người dùng lãnh nhận nhiều hậu quả đáng tiếc như: Mất ngủ, say cafe, ảo thanh, nghiện cà phê, tăng huyết áp,…
Syrup hay còn được gọi là siro, là một loại thức uống dạng lỏng nhưng sánh, có vị ngọt, nhiều màu, dùng làm nước giải khát, nguyên liệu để pha chế thức uống hoặc có thể là thành phần trong một số vị thuốc chữa bệnh chống ho, viêm họng.
Trong pha chế, Siro là linh hồn của đồ uống bởi sự tiện dụng, giúp quá trình pha chế nhanh chóng và đồng đều trong chất lượng đồ uống. Đem đến những ly đồ uống mang hương vị trái cây bồn mùa mà không phải phụ thuộc vào địa thời tiết và địa lý.
Syrup có thể bao gồm rất nhiều mùi hương đa dạng như: mùi hạt dẻ, caramel, quế, irish cream, táo xanh, tiramisu, bạc hà, kiwi, việt quất,…
Hầu hết các syrup đều được dùng để pha chế các loại đồ uống hoa quả giải khát
Ngoài ra, Syrup còn được dùng để pha chế cocktail, rượu, sữa chua, kem, trà, cà phê và rất nhiều các loại thức uống thông dụng khác không chỉ giúp tạo nên một thế giới đồ uống đa dạng về màu sắc, phong phú về hương vị mà còn mang lại các giá trị dinh dưỡng nhất định.
Mặt khác, một số loại Syrup cũng được dùng như là một loại “nước chấm”, nước sốt cho một số loại bánh ngọt. Hiện nay, Syrup trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong công việc hàng ngày của các Bartender, được sản xuất và ứng dụng với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Đường và sữa là nhóm gia vị cơ bản trong các món ăn ở bất kì đâu trên thế giới, đặc biệt là không thể thiếu trong pha chế đồ uống giúp tăng độ thơm ngon và hương vị. Tuy nhiên đường khổng chỉ đơn giản là những tinh thể trắng lung linh ngọt ngào thôi đâu.
Đường chính là tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử Cacbohydrat bao gồm:
Tùy vào công thức pha chế, yêu cầu của thực khách mà nhân viên pha chế sẽ sử dụng dạng đường thích hợp. Ngoài ra, một số loại cà phê như cà phê phin sẽ được phục vụ kèm theo túi đường que vô cùng tiện dụng.
Nói về sữa thì Mekong Xuân Phúc chỉ sẽ chia sẻ về sữa tươi mà thôi, còn sữa nhân tạo thì các bạn có thể tự tìm hiểu thêm nhé
Sữa là một chất lỏng màu trắng đục được tạo ra bởi giống cái của động vật có vú (bao gồm cả động vật đơn huyệt). Khả năng tạo ra sữa là một trong những đặc điểm nổi bật giúp phân biệt động vật có vú và phần còn lại. Sữa chính là nguồn dinh dưỡng ban đầu cho chúng ta trước khi chúng ta có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Thành phần chính xác của sữa tươi khác nhau giữa các loài nhưng thành phần chính của sữa sẽ vẫn là: chất béo, protein, đường lactose, vitamin, khoáng chất và nước.
Tùy theo công thức pha chế và yêu cầu đặc tính của từng loại (độ béo và độ ngọt) mà Barista sẽ lựa chọn sử dụng sữa béo hay sữa tươi. Sữa thường được các Barista dùng pha những ly cà phê sữa, sinh tố, trà sữa hoặc đánh bông để rót Latte Art, làm kem Whipping Cream xịt lên bề mặt các loại thức uống.
Các loại bột là nhóm nguyên liệu pha chế cho ra những ly thức uống đặc trưng tương ứng. Ngoài ra, chúng còn được dùng để rắc lên trên thức uống để trang trí hoặc tạo vị. Có thể chia ra thành những loại bột chính sau đây:
Trên đây là 4 loại nguyên liệu chính làm nên các món nước tại mọi quán đồ uống, đó cũng là các nhóm nguyên liệu pha chế đặc thù nhưng rất quan trọng trong pha chế mà bạn cần biết rõ nếu muốn tự mình làm ra những món thức uống tươi ngon. Hiểu rõ về nguyên liệu chính là tiền đề để bạn kết hợp và nghĩ ra được nhiều hương vị thức uống tuyệt vời. Tìm mua những nguyên liệu trên của những nhà cung cấp uy tín với chất lượng cao sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe của khách hàng.
Để tìm mua nguyên liệu pha chế hoặc cập nhật được các thông tin hấp dẫn trong ngành F&B, hãy thường xuyên ghé qua Mekong Xuân Phúc nhé.
NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH
NGUYÊN LIỆU PHA CHẾ
DỤNG CỤ